Tìm kiếm

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV_XVI

Mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV_XVI

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các nhà nước phong kiến muốn duy trì sự tồn tại và phát triển, họ luôn có những chính sách nhằm củng cố địa vị và quyền lợi đến tối cao. Trong những chính sách đó, chính sách ruộng đất – tư liệu sản xuất của nông dân, được xem là trụ cột, xuyên suốt và quan trọng của nhà nước phong kiến. Với một đất nước có nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước thì nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong cơ cấu xã hội. Người nông dân chính là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất, lực lượng sản xuất chủ yếu để duy trì sự tồn tại của chính quyền phong kiến, song họ lại không có địa vị trong xã hội, đời sống cực khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề: tô thuế, lao dịch…Theo C. Mác: “Người nông dân không có điều kiện làm ăn sinh sống mà tô thuế ngày đêm thúc giục, hành hạ họ, trong hoàn cảnh bị chà đạp trong ngu muội, lạc hậu, họ không thể nào nhìn thấy được nguyên nhân của tình trạng đau khổ của mình. Tất nhiên ách tô thuế trở thành nguyên nhân trực tiếp đập vào mắt họ. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là thoát khỏi ngay tình trạng đói nghèo để tiếp tục được sống, đấu tranh.” Không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột nặng nề đó người nông dân đã đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử, khởi nguồn của nó chủ yếu xuất phát từ chính sách ruộng đất do giai cấp cầm quyền thực hiện. Như đã biết ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân thời trung đại, sự nổi dậy của phong trào nông dân phần lớn do vấn đề ruộng đất. Và sự phát triển của phong trào nông dân trong một giai đoạn lịch sử như thế nào, tùy thuộc vào chính sách ruộng đất của nhà nước và tình hình ruộng đất của xã hội đương thời. Vì vậy, giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân nổi lên một mối quan hệ đặc biệt có tác động qua lại với nhau, tạo nên những đặc trưng, hệ quả xuất phát từ mối quan hệ điển hình này. Để thấy được mối quan hệ xuyên suốt này, ta tìm hiểu “chính sách ruộng đất và phonh trào nông dân thời kỳ nhà Lê từ thế kỷ XV-XVI”, qua đó giúp ta hiểu được mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân trong lịch sử phong kiến Việt Nam nói chung, thời kỳ nhà Hậu Lê nói riêng.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Chữ tình trong ca dao

Chữ tình trong ca dao


Ai cũng biết là không có gì quý, đẹp hơn Tình vì có Tình vừa có "giá" và vừa có "nghĩa" nên trong ca dao tục ngữcó đầy những câu với chữ tình như: Chữ tình đáng giá ngàn vàng Từ anh chồng cũ đến chàng là năm hay : Chém cha cái số long đong Càng vương với chữ tình chung càng rầy hoặc : Chữ tình ai bứt cho rời Tơ hồng đã định, đổi dời đặng đâu hay: Tình nhân bắt gặp tình cờ Trước nhờ phúc đức sau nhờ duyên nhau hoặc : Tình ta như quế với gừng Mai kia cách trở xin đừng quên nhau hay : Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e (Kiều) Như vậy là ai cũng có tình, biết tình, và sống tình với đủ mùi vị và màu sắc thì tại sao tôi lại nói ra đây làm gì ? Nhưng vậy tình là gì ? Tình có nghĩa gì để mà ca dao chứa đầy những câu ca

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp

Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp


Trong một buổi huấn luyện về chủ đề “Quan điểm bán hàng chuyên nghiệp” tại một doanh nghiệp kinh doanh hàng kim khí điện máy, giảng viên hỏi học viên: “Chúng ta đang bán gì?”. Đa số các câu trả lời đều là: “Chúng ta đang bán ti vi, tủ lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng…”. Giảng viên hỏi tiếp: “Vậy, đối thủ của chúng ta đang bán gì?”. Học viên đồng loạt trả lời: “Dạ, cũng y như vậy ạ!”. Nhiều người hẳn sẽ nghĩ, ông thầy này hỏi thật ngớ ngẩn. Có nhân viên bán hàng nào mà không biết mình đang bán sản phẩm gì. Có ai mà không biết rõ đối thủ của mình đang bán gì.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay


1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 21.1. Một số khái niệm liên quan 21.2. Quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo 31.3. Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lý Nhà nước về giáo dục -đào tạo 41.4. Vai trò của giáo dục và đào tạo và ý nghĩa của quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay 62. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 82.1. Quá trình phát triển hệ thống quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam 82.2. Thành tựu 102.3. Một số yếu kém cần khắc phục 123. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CẦN QUAN TÂM, GIẢI QUYẾT 143.1. Nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo 143.2. Giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay 16 KẾT LUẬN

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tư tưởng Nhà nước pháp quyền

Tư tưởng Nhà nước pháp quyền

Xây dựng một xã hội công bằng văn minh tiến bộ cùng với cuộc sống ấm no hạnh phúc là một mong muốn lớn lao của con người từ khi chúng ta bắt đầu có được nhận thức và sống trong một cộng đồng xã hội. Quá trình hình thành tư tưởng nhà nước pháp quyền dần dân được hình thành và phát triễn ngày càng rõ ràng và trở thành một hiện thực sống động ở các nước phát triễn tiên tiến của thế giới nhằm đưa con người đạt được những khát vọng hoài bão về xã hội như thế. Ở Việt Nam ta, tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ khi trong quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài

Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài


Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; thường xuyên đề ra những chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “ Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam , là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước” [5,tr.147]. Đồng thời nhấn mạnh: “ Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta” [5,tr.148].

Hiện có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Cũng như mọi cộng đồng dân cư khác, cộng đồng NVNONN có nhu cầu rất lớn được thu nhận thông tin hằng ngày về tình hình đất nước, quê hương, về tình hình quốc tế. Hơn thế nữa, là những người Việt Nam giàu tình cảm đối với quê hương, xứ sở, nhiều người ra đi do những biến cố lịch sử nên người Việt xa Tổ quốc lại càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin từ trong nước. Tuy nhiên, với một cộng đồng lớn, trải rộng ở nhiều quốc gia như vậy nên các phương tiện truyền thông trong nước gặp không ít khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho họ. Suốt một thời gian dài chúng ta còn lúng túng trong công tác này. Cho nên, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng báo chí trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng. Trong khi đó, cộng đồng NVNONN tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ về Tổ quốc mình qua hệ thống đài, báo của nước ngoài thông qua các lăng kính và quan điểm khác nhau. Số liệu của các cơ quan chức năng cho biết hiện “ trên thế giới có tới trên 400 tờ báo, tạp chí, 82 nhà xuất bản và tới 49 đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt với thời lượng phát sóng hàng chục giờ mỗi ngày ” [4,tr.33]. Một số phần tử cơ hội chính trị, phản động lưu vong cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài đã dựng nên nhiều tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình có nội dung xấu nhằm chống phá nước ta. Chúng dùng mọi thủ đoạn: gây nhiễu thông tin, bóp méo, xuyên tạc sự thật, thậm chí kích động lòng hận thù, gây rối, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, nhân danh “dân chủ”,”nhân quyền” hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới, tạo sự hồ nghi về hình ảnh Đất nước - Con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN.

Thực hiện nhiệm vụ: “ Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đánh giá, cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến với đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước” [48, tr.164], cùng với các phương tiện thông tin đối ngoại khác, kênh truyền hình VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng kịp thời việc đưa thông tin một cách “chính thống”, nhanh nhạy, trung thực về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam đến với thế giới và NVNONN. Qua đó, giúp cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trên đất nước ta.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của VTV4, cần làm tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn việc xây dựng, sản xuất chương trình, khả năng chuyển tải thông tin và khả năng tiếp nhận của khán giả. Bởi vậy, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài” của Đài Truyền hình Việt Nam .

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Bài thuyết trình của Philip Kotler - Marketing mới cho thời đại mới Bài thuyết trình của Philip Kotler - Marketing mới cho thời đại mới

Bài thuyết trình của Philip Kotler - Marketing mới cho thời đại mới


Philip Kotler là một giáo sư lỗi lạc về Tiếp thị Quốc tế tại trường Quản trị Kellogg thuộc Đại học Northwestern.

Ông được xem như là cha đẻ của marketing hiện đại và là một trong 4 “bậc thầy” quản trị của mọi thời đại.

Một số sách của ông được dịch và phát hành tại Việt Nam: Principles of Marketing, Marketing Management, Lateral Marketing, Marketing insights from A to Z, Ten Deadly Marketing Sins…